Những mục tiêu khó khăn nhất được ông Nguyễn Đức Tài và CEO Thế Giới Di Động đặt ra nhằm tạo thành một thế lực khổng lồ ở Việt Nam và khu vực.
Google sử dụng thị giác máy để phát hiện và phóng to những đoạn hội thoại trên truyện tranh chỉ bằng một cú chạm.
Không cần phải là những mục tiêu quá cao xa vĩ đại, mà giờ đây những thành tựu công nghệ thiết thực đã dần len lỏi vào chính nhịp sống thường nhật của con người.
Tin tức 22/02/2019
Google đã và đang áp dụng những thành tựu của công nghệ “machine learning” đầy đột phá và hiệu quả vào việc tiết kiệm hàng trăm triệu USD mối năm, số tiền lẽ ra sẽ phải tốn cho năng lượng tiêu thụ khổng lồ cần thiết cho quá trình hoạt động và duy trì của những trung tâm dữ liệu máy chủ quan trọng.
Tất nhiên, với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến và trỗi dậy không ngừng với tốc độ nhanh chóng như hiện nay, việc công nghệ trên - bản chất gắn liền với những thuật toán được lập trình giúp máy móc tự học cách tìm kiếm thông tin để hoàn thành một tác vụ nào đó - được phát triển và ứng dụng sang nhiều lĩnh vực khác sẽ không còn là điều quá xa lạ trong tương lai gần.
Trước đó, Demis Hassabis, CEO của Google DeepMind, một phân nhánh con có trụ sở tại Anh Quốc với nhiệm vụ nghiên cứu và tập trung phân tích chuyên sâu vào trí tuệ nhân tạo, đã phát biểu trong một buổi hội thảo gần đây, cho biết Google hiện đang xây những viên gạch nền móng dựa trên công nghệ của DeepMind để cải thiện và nâng cấp hiệu suất cho những trung tâm xử lý dữ liệu. Lý do là vì Google nhận thấy những cơ sở cụm server của mình đang cần đến một nguồn năng lượng khổng lồ để duy trì hoạt động, vì vậy chỉ cần tiết kiệm một chút, tương đương vài % thôi, cũng có thể giúp họ giữ lại hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Về phần DeepMind, họ được Google “thâu tóm” vào năm 2014 thông qua thương vụ mua bán có giá trị lên đến 600 triệu USD, nhưng kể từ đó thành quả thu được lại rất đáng kể và hữu ích, có tính ứng dụng cao, chủ yếu liên quan đến vai trò của những “mạng lưới thần kinh nhân tạo” kết hợp cùng cơ chế “học hỏi củng cố” sẽ giúp cho các hệ thống máy móc hoạt động và vận hành trơn tru, hiệu quả hơn ngay cả khi gặp phải những tác vụ phức tạp.
Bên cạnh đó, DeepMind cũng đã từng khiến giới công nghệ trầm trồ khi ra mắt thuật toán lập trình số hóa có khả năng chơi thành thạo trò “bắn ruồi” Atari ở một trình độ chỉ có các game thủ siêu hạng mới có thể, hoặc thậm chí chưa có ai, đạt đến. Tiếp tục, đầu năm nay, một chương trình khác với tên gọi AlphaGo cũng đã cho cả hành tinh chiêm ngưỡng trực tiếp sự kiện phi thường khi chiến thắng vận động viên nổi tiếng nhất thế giới trong bộ môn cờ vây.